Dark Light

Chrome “ăn vã” Ram như bạn nghĩ ??? Bình luận

Là trình duyệt phổ biến nhất thế giới, nhưng Google Chrome luôn bị gán cho danh hiệu “kẻ ngốn RAM” khi trình duyệt này ngốn quá nhiều phần cứng của máy tính trong quá trình vận hành. Vậy các trình duyệt danh tiếng khác như Safari, Firefox và Microsoft Edge thì sao, liệu chúng có thực sự nhẹ nhàng hơn để có thể thay thế Chrome trên máy tính của bạn?

Đó cũng là câu hỏi mà phóng viên công nghệ Brooke Crothers, một trong những người đầu tiên lập nên trang tin công nghệ CNET, muốn giải đáp. Do vậy anh đã làm thử một loạt thử nghiệm với các trình duyệt khác nhau để so sánh về mức độ tiêu thụ tài nguyên máy tính của chúng.

Quá oan cho Google Chrome: Bị mang danh là kẻ ngốn RAM dù đối thủ cũng chẳng kém cạnh gì - Ảnh 1.

Dưới đây là đánh giá của anh sau khi thử nghiệm.

Chiếm dụng bộ xử lý: không chỉ mình Chrome

Trình duyệt Google Chrome thường bị xem như một kẻ háu ăn bộ xử lý hoặc bộ nhớ máy tính. Đó là do các tiến trình của trình duyệt, ví dụ như Google Chrome Helper (bộ Render) thường ngốn một lượng tài nguyên không tương xứng – bao gồm cả CPU và bộ nhớ – khi vận hành.

Trên chiếc MacBook Air Retina của tôi (ra mắt vào cuối năm 2018), khi nhìn cửa sổ Mac Activity Monitor, Google Chrome thường sử dụng nhiều tài nguyên CPU hơn bất cứ ứng dụng nào khác và đôi khi chiếm tới hơn 50% những tài nguyên đó.

Do vậy suy nghĩ thông thường của mọi người sẽ là các trình duyệt khác sẽ tốt hơn Chrome vì không có những tiến trình như vậy.

Quá oan cho Google Chrome: Bị mang danh là kẻ ngốn RAM dù đối thủ cũng chẳng kém cạnh gì - Ảnh 2.

Nhưng đây chính là vấn đề. Tất cả các trình duyệt đều là những kẻ háu ăn tài nguyên máy tính. Tôi đã thử nghiệm với Safari, Firefox và cả Microsoft Edge trên cả MacOS và Windows và chúng đều ngốn tài nguyên khi bạn sử dụng chúng làm trình duyệt chính với hàng loạt tab cùng chạy một lúc.

Có lẽ điều này giải thích những lời than phiền về Chrome: bởi vì Chrome là trình duyệt chính của tôi nên nó sẽ ngốn nhiều tài nguyên. Nhưng nếu tôi đổi sang sử dụng chủ yếu Firefox, Microsoft Edge hay Safari, mức độ tiêu tốn tài nguyên cũng tương tự nhau – dù có chênh lệch ít nhiều – dựa trên các bài kiểm tra của tôi.

Vì vậy bạn không thể gán hết mọi tội lỗi cho riêng Chrome như nhiều thành viên trên các diễn đàn công nghệ hay làm được. Các bài thử nghiệm thực tế từng cho thấy Google Chrome là một trình duyệt tốt toàn diện so với các đối thủ khác.

Safari trên MacBook Air

Dù Safari thường sẽ hiệu quả hơn trên máy Mac nhưng thậm chí cả Safari cũng bị chậm đi khi tôi mở một vài tab và cùng lúc mở các tab trên Chrome. Máy sẽ bị chậm đi đến mức tôi nhận được các cảnh báo rằng các trang web đang sử dụng quá nhiều bộ nhớ. Mỗi lần như vậy, chiếc MacBook Air của tôi lại chậm đi đáng kể.

Tôi thường mở khoảng một chục tab trên Chrome và nhiều tab khác trên Safari – nếu cần thiết (Tôi thường không mở tab trừ khi tôi cần sử dụng đến chúng). Và tôi thường stream chương trình truyền hình cáp trên một trong các tab của Chrome hoặc Safari.

Tôi phát hiện ra rằng, những trường hợp sử dụng như vậy có thể làm chiếc MacBook Air của mình chạy chậm lê lết đến mức tôi phải tạm dừng sử dụng nó.

Nếu chỉ tắt các tab trên Chrome sẽ không khắc phục được vấn đề này. Bạn phải tắt cả các tab trên Chrome và Safari để tốc độ máy trở lại bình thường.

Cấu hình cao là trên hết

Quá oan cho Google Chrome: Bị mang danh là kẻ ngốn RAM dù đối thủ cũng chẳng kém cạnh gì - Ảnh 4.

Bảng so sánh cho thấy Chrome đã vượt qua Firefox về hiệu năng trên máy tính.

Nếu bạn có một chiếc laptop mạnh mẽ với nhiều bộ nhớ (16GB) và một bộ xử lý tốc độ cao (bộ xử lý 4 lõi mới của Intel), bạn sẽ không bị ảnh hưởng gì cả. Thậm chí bạn còn chẳng nhận ra những vấn đề vừa nói đến ở trên.

Nhưng nếu bạn mở rất nhiều tab trên trình duyệt và đang sử dụng một chiếc laptop cũ hoặc một laptop giá rẻ, hoặc một laptop siêu mỏng mới với bộ xử lý Intel siêu tiết kiệm năng lượng nhưng lại có hiệu năng thấp cùng 8GB bộ nhớ RAM hoặc thấp hơn, nhiều khả năng bạn sẽ gặp vấn đề với các trình duyệt dùng nhiều tab.

Có thể thấy, tiếng xấu của kẻ ngốn RAM dành cho Google Chrome một phần là do sự phổ biến của nó. Khi là trình duyệt phổ biến nhất thế giới, nó trở thành trình duyệt chính cho đại đa số người dùng. Do vậy, Chrome thường được mở với hàng loạt tab cùng lúc và tất nhiên kéo theo đó là việc tiêu tốn một lượng lớn tài nguyên máy tính để vận hành nó một cách trơn tru, mượt mà. Vấn đề không hoàn toàn do Chrome, nó còn do thói quen sử dụng của người dùng nữa.

Tham khảo Forbes.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *